• 093 186 3366 | 096 361 4566
  • Hỗ trợ
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Đăng nhập

Nha Khoa Thúy Đức

Xây nụ cười bằng cả trái tim

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • 19 năm xây dựng và phát triển
    • Công nghệ tiên phong
    • Hành trình trải nghiệm không gian
    • Thúy đức Kids – Không gian nha khoa dành riêng cho bé
    • Chương trình thiện nguyện
    • Workshop Better
    • Tin tức – Sự kiện
    • Videos
  • Dịch vụ
    • Invisalign First – Niềng răng cho trẻ em
    • Niềng răng Invisalign
    • Gói niềng Invisalign tiết kiệm Essentials
    • Nong Hàm Invisalign IPE
    • Niềng răng mắc cài
    • Răng trẻ em – Thúy Đức Kids
    • Cấy ghép Implant
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng khôn
    • Điều trị nha chu
    • Hàm tháo lắp
    • Tẩy Trắng Răng
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Khách hàng
  • Chuyên gia tư vấn
  • Cửa hàng
  • Kiến thức
    • Niềng răng
    • Trồng răng
    • Chăm sóc răng trẻ em
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng
    • Tẩy trắng răng
  • Đặt lịch hẹn
Trang chủ » Kiến thức nha khoa » Chăm sóc răng trẻ em

Điều trị khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ như thế nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Hồng Đức

Điều trị khớp cắn ngược rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cũng như thẩm mỹ. Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ được điều trị như thế nào? Có gì khác với người lớn? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Điều trị khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ như thế nào? 1

Mục lục

  • Dấu hiệu khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ
  • Nguyên nhân gây khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ
  • Điều trị khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ như thế nào?
    • Niềng răng Invisalign First
    • Niềng răng mắc cài
    • Đeo hàm facemask

Dấu hiệu khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ

Tình trạng khớp cắn ngược có thể xuất hiện tương đối sớm, do đó phụ huynh có thể nhận biết được những dấu hiệu này để điều trị sớm cho con. Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ có thể biểu hiện ở những dấu hiệu như sau:

  • Hàm răng trên không nằm ngoài hàm răng dưới như bình thường mà thụt vào, dấu hiệu này thường khó thấy hơn.
  • Khoảng cách giữa nhóm răng cửa và răng nanh ở 2 hàm xa nhau.
  • Khi nhìn nghiêng, bạn có thể nhìn rõ sự mất cân đối của trán, mũi, cằm, phần cằm thường đưa ra phía trước
  • Trẻ bị khớp cắn ngược có thể gặp các vấn đề răng miệng khác như: viêm nướu, nhai khó,…

Dấu hiệu khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ 1

Nếu không được điều trị sớm khớp cắn ngược sẽ gây ra những tác hại không nhỏ cho trẻ sau này. Bởi khi càng lớn lên, xương và răng càng phát triển thì tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn. Khi đến tuổi trưởng thành, người bị khớp cắn ngược có thể gặp những vấn đề về sức khỏe như sau:

  • Gây sâu răng
  • Há miệng, ngáy to khi ngủ
  • Ảnh hưởng đến chức năng đến chức năng nhai
  • Ảnh hưởng đến phát âm và giao tiếp

Do đó, khi thấy trẻ có các dấu hiệu kể trên, phụ huynh nên đưa con đến khám tại các Nha khoa hoặc phòng khám Răng – Hàm – Mặt tại các bệnh viện lớn.

Nguyên nhân gây khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ

Để có cách điều trị đúng cách và hiệu quả, cần tìm được nguyên nhân dẫn đến khớp cắn ngược. Các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh chụp phim răng hàm để tìm ra nguyên nhân. Trong đó, những nguyên nhân chính là:

– Do xương:

Răng cửa trên và dưới mọc vào thời điểm khác nhau, đặc biệt nếu răng cửa trên mọc muộn hơn răng cửa dưới thì răng cửa dưới sẽ cản trở sự mọc của răng trên. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng móm ở trẻ em.

Cắn ngược cũng có thể do trẻ có thói quen đẩy cằm về phía trước theo hướng không thuận. Triệu chứng trẻ bị móm do răng là răng bị lõm hoặc gãy.

– Do răng:

Hàm trên kém phát triển hoặc hàm dưới phát triển quá mức (thường gặp ở trẻ hở hàm ếch) cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị móm. Dị tật hở hàm ếch do xương hàm trên không đủ kích thước ngang và trước sau khiến răng cửa hàm trên di chuyển vào trong so với vị trí của răng cửa hàm dưới, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. từ trẻ em.

– Do cả xương và răng:

Kết hợp cả 2 nguyên nhân trên.

Để xác định được chính xác nguyên nhân cần có sự thăm khám của bác sĩ có chuyên môn về chỉnh nha hoặc khoa Răng – Hàm – Mặt. Những mẹo hoặc cách tự xác định nguyên nhân gây khớp cắn ngược tại nhà thường không cho kết quả chính xác.

Điều trị khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ như thế nào?

Trẻ nhỏ cần được điều trị khớp cắn ngược sớm để tránh những tác hại không mong muốn, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của các em sau này. Hiện nay, để điều trị tình trạng này, có 3 phương pháp phổ biến như sau:

Niềng răng Invisalign First

Giống như niềng răng Invisalign ở người lớn, Invisalign First cũng sử dụng loại khay trong suốt để nắn chỉnh răng. Có hiệu quả với nhiều trường hợp sai lệch răng ở trẻ nhỏ như: răng khấp khểnh, mọc chen chúc, răng hô, móm và cả khớp cắn ngược.

Khay niềng trong suốt Invisalign First dành cho trẻ em từ 6 đến 10 tuổi và 11 đến 16 tuổi – nhóm tuổi đang phát triển và có những thay đổi về cả xương và răng. So với các phương pháp khác, Invisalign được ưa chuộng bởi các ưu điểm sau:

  • Trong suốt, gần như vô hình nên đảm bảo được tính thẩm mỹ cho trẻ.
  • Có thể tháo lắp dễ dàng khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng nên không ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ.
  • Có khả năng nắn chỉnh răng tốt, có thể áp dụng cho nhiều tình trạng răng.
  • Chất liệu nhựa đặc biệt, không gây khó chịu vướng víu như mắc cài.
  • Các cạnh được bo tròn, viền cẩn thận nên giảm được tình trạng nhiệt miệng khi niềng.

Đi cùng với những ưu điểm thì Invisalign First cũng tồn tại những yếu điểm như:

  • Chi phí cao: Thường gấp 2 – 3 lần các phương pháp khác.
  • Đối với những trẻ còn ít tuổi và khả năng hợp tác thấp có thể không phù hợp với phương pháp này vì dễ quên đeo khay, đeo không đúng cách nên cần có sự theo dõi từ người lớn.

Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là một phương pháp truyền thống, đã quá quen thuộc với chúng ta. Tương tự như niềng răng mắc cài ở người lớn, niềng răng mắc cài ở trẻ nhỏ cũng không quá khác biệt. Mặc dù đã xuất hiện từ khá lâu nhưng phương pháp này vẫn được sử dụng phổ biến và cho hiệu quả rất cao.

Các phương pháp niềng răng mắc cài hiện nay là:

  • Niềng răng mắc cài kim loại (thường hoặc tự động)
  • Niềng răng mắc cài sứ (thường hoặc tự động)
  • Niềng răng pha lê
  • Niềng răng mắc cài mặt trong.

Có khá nhiều phụ huynh còn băn khoăn trong việc lựa chọn loại mắc cài phù hợp với con mình. Thực ra, niềng răng dù là loại khí cụ nào đều có những ưu nhược điểm riêng, cha mẹ có thể dựa vào tình trạng răng của con, khả năng kinh tế của gia đình để đưa ra lựa chọn thích hợp.

Niềng răng mắc cài thường/ buộc chun

Đây là loại mắc cài truyền thống ra đời từ rất sớm, kết hợp giữa dây cung và mắc cài, được gắn trực tiếp lên răng. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lực thông qua các khí cụ này để nắn chỉnh răng và đưa răng về vị trí mong muốn. Đối với niềng răng ở trẻ em, mắc cài kim loại thường có những ưu điểm như sau:

  • Chi phí vừa phải phù hợp với nhiều gia đình.
  • Mắc cài nhỏ gọn, giảm thiểu cảm giác vướng víu, khó chịu cho trẻ.
  • Hiệu quả chỉnh nha cao, phù hợp với tất cả các tình trạng răng.

Tuy nhiên, mắc cài buộc chun còn tồn tại những hạn chế như sau:

  • Tính thẩm mỹ không cao.
  • Thời gian đầu thường gây vướng víu, khó chịu, trẻ cần thời gian để thích nghi.
  • Khí cụ cọ vào môi má, có thể gây xước, nhiệt miệng. Cha mẹ cần động viên và quan tâm để con nhanh chóng làm quen với việc niềng răng.

Niềng răng mắc cài tự động

Thay vì sử dụng dây thun để cố định dây cung trên mắc cài, mắc cài tự động được thiết kế sẵn các rãnh có nắp trượt. Do đó, dây thun sẽ không cần sử dụng đến nữa. Với loại mắc cài này trẻ sẽ cần tái khám ít hơn, đau ít hơn, răng dịch chuyển tốt hơn và còn tránh được những phiền toái như: dây thun bị vàng, đứt dây cung, vô tình nuốt phải dây thun niềng răng,…

Dẫu vậy, loại mắc cài này vẫn có những nhược điểm như:

  • Có chi phí cao hơn mắc cài truyền thống
  • Dù không sử dụng chun nhưng cấu tạo không được tinh gọn đi, nên có phần to bè hơn mắc cài thường do đó, có thể gây cộm vướng, khó chịu.

Đọc thêm: Nên dùng mắc cài tự động bằng kim loại hay sứ?

Niềng răng mắc cài 1

Chi phí cho một ca niềng mắc cài thấp hơn nhiều so với Invisalign nên phù hợp với nhiều gia đình hơn, cha mẹ có thể yên tâm vì phương pháp này vẫn cho hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, vì được gắn mắc cài trong khoang miệng nên vẫn sẽ gây một chút vướng víu khi tập làm quen.

Để thuận tiện cho cha mẹ lựa chọn phương pháp phù hợp cho con em mình, Nha khoa Thúy Đức xin thông tin bảng giá chi tiết niềng răng mắc cài tại nha khoa như sau:

STT Loại mắc cài Chi phí

1

Mắc cài pha lê buộc chun 35 đến 45 triệu đồng

2

Mắc cài pha lê tự đóng 40 đến 55 triệu đồng
3 Mắc cài sứ buộc chun

35 đến 40 triệu đồng

4 Mắc cài sứ tự đóng

40 đến 50 triệu đồng

Đeo hàm facemask

Hàm facemask là một loại khí cụ chỉnh nha thường được dùng cho trẻ em. Loại hàm này sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp khớp cắn ngược ở trẻ em. Hàm facemask có tác dụng:

  • Kéo hàm trên ra phía trước 1 – 3mm
  • Giúp di hàm trên ra phía trước
  • Tăng thể tích xương gò má

Với loại hàm này cần sự hợp tác 100% từ trẻ. Theo các bác sĩ, trẻ cần đeo hàm đủ 12h mỗi ngày trừ lúc ăn uống và chơi thể thao để đạt được hiệu quả. Thông thường, thời gian điều trị rơi vào khoảng 8 – 12 tháng và còn phụ thuộc vào tình trạng của mỗi trẻ.

Đeo hàm facemask 1

Khi cho con sử dụng hàm facemask, phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Cần giám sát thời gian đeo của con, đảm bảo trẻ đeo đủ thời gian và đúng cách.
  • Đưa trẻ đến khám 4 – 6 tuần một lần để đánh giá tình trạng mô mềm.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng thật tốt.

Trên đây là những phương pháp điều trị khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ được nhiều cha mẹ quan tâm. Để biết được tình trạng của con em mình cũng như được chỉ định hướng điều trị phù hợp, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Để được tư vấn, giải đáp chi tiết và đặt lịch hẹn với bác sĩ. Vui lòng liên hệ theo thông dưới đây:

Trung Tâm Chỉnh Nha Thuý Đức
Địa chỉ: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Liên hệ: 093.186.3366 – 096.3614.566
Website: https://nhakhoathuyduc.com.vn/

Tác giả: Vũ Hoài - 11/02/2025

Chia sẻ0
Chia sẻ

Xem đầy đủ thông tin tại chuyên mục: Sai lệch răng

Để lại số điện thoại để nhận tư vấn từ chuyên gia
 
 
 
 
 
 
 
 

Bình luận của bạn Hủy

✕

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

Niềng răng ở đâu tốt nhất tại Hà Nội?

Niềng răng không cần nhổ răng cho trẻ – Công nghệ mới, hiệu quả cao

Cách khắc phục khớp cắn chéo hiệu quả

Hình ảnh răng vẩu thay đổi sau khi niềng tại Nha khoa Thúy Đức

Bọc răng sứ cho trẻ em nên hay không?

Thế nào là khớp cắn chuẩn? Cách để có khớp cắn chuẩn

Dịch vụ nổi bật
  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng Invisalign
  • Cấy ghép Implant
  • Bọc răng sứ
  • Nhổ răng khôn
  • Hàm tháo lắp
  • Điều trị nha chu
  • Điều trị tủy răng

Bài viết nổi bật

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Hãy trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình

Nhận tư vấn

Đăng ký dịch vụ tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin của bạn tại đây, để chúng tôi có thể giúp bạn

Nha khoa Thúy Đức cam kết luôn tận tâm và nỗ lực tối ưu hóa quá trình chỉnh nha để mang đến khách hàng sự an tâm tuyệt khi trải nghiệm dịch vụ chỉnh nha thẩm mỹ và hoàn thiện nụ cười.

  • CS1: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • CS2: tầng 3, 4 toà GP Building 257 Giải Phóng,  Đống Đa, Hà Nội
  • 093 186 3366– 096 3614 566
  • 08:30 – 18:30 các ngày trong tuần
  • Từ thứ 2 – Chủ nhật
Dịch vụ
  • Niềng răng Invisalign
  • Niềng răng mắc cài
  • Nhổ răng
  • Bọc răng sứ
  • Điều trị nha chu
  • Hàm tháo lắp
  • Tẩy trắng răng
Nha khoa Thúy Đức
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Cơ sở vật chất
  • Khách hàng
  • Kiến thức nha khoa
  • Tin tức
Mạng xã hội


Website thuộc quyền của nha khoa Thúy Đức.

  • Chính sách và điều khoản
  • Chính sách bảo mật thông tin cá nhân
  • Đặt lịch
  • Messenger
  • Zalo
↑